TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA 1

  • Tiếng Việt
  • Français
  • English

Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh những năm đầu thế kỷ 20

4:42 17/05/2019

Trong không khí chào mừng ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc một số thông tin thú vị về tỉnh Nghệ An – quê hương của Người năm 1907 qua bài viết trong cuốn “Niên giám hành chính, thương mại và kỹ nghệ” hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

17-5-001

Bến Thủy xưa, nguồn: nghean.gov.vn

Dân số:

Tỉnh Nghệ An có khoảng 200 000 người Việt, 300 người Hoa và gần 200 người Âu. 

Đơn vị hành chính.

Phủ

Huyện

Số

Dân đinh

tổng

 

 

 

Anh Sơn

Lương Sơn

5

97

6,317

Nam Dương

4

73

6,178

Thanh Chương

5

86

5,974

 

Hưng Nguyên

Hưng Nguyên

7

107

4,292

Nghi Lộc

4

82

7,093

 

 

Diễn Châu

Đông Thành

5

133

5,402

Yên Thành

5

141

4,079

Quỳnh Lưu

4

77

3,442

 

 

Quỳ Châu

Quế Phong

4

61

745

Thúy Vân

5

147

1,819

Nghĩa Đàn

9

298

3,920

 

 

Tương Dương

Tương Dương

3

76

752

Vĩnh Hòa

4

90

1,014

Kỳ Sơn

4

147

1,459

Hồi Nguyên

3

65

672

Tổng số:

71

1680

53,158

Tỉnh lị: Vinh

Ranh giới và diện tích: Nghệ An có ranh giới phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa; phía Nam giáp Hà Tĩnh; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cammon (Lào); phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

Đường giao thông: Ngoài tuyến đường sắt nối giữa Vinh và Bến Thủy đi Bắc Kỳ thì đường giao thông chính của tỉnh là đường cái quan đảm bảo lưu thông đến các tỉnh lỵ lân cận. Con đường này một hướng vào phía Nam của Trung Kỳ, còn hướng kia ra Bắc Kỳ.

Tuyến đường từ tỉnh lỵ đến Trạm Hà Trai và biên giới Trung Lào giúp Nghệ An lưu thông với tỉnh Camnon giàu có của Lào bằng đường sông Mê Kông. Tuy việc mở đường qua Cửa Rào xuyên sang Lào đã không thực hiện được nhưng ở đây lại có nhiều đường chạy ra Sông Cả.

Các thương lái người Việt từ Vinh giao thương với Thanh Hóa ở phía Bắc và Hà Tĩnh ở phía Nam bằng ca nô. Công ty Vận tải tuyến Hải Phòng- Bến Thủy không còn hoạt động thường kỳ và cũng không vận chuyển hành khách người Âu nữa vì đã có đường sắt nhưng mỗi tuần vẫn còn một chuyến tàu của Công ty Marty d’Abbadie và một chuyến tàu của Trung Hoa từ Hải Phòng vào cập cảng Bến Thủy.

Canh nông: Nghệ An là tỉnh có mũi nhọn về nông nghiệp trồng lúa, ngô, bông, tràm, lạc, gai và một số cây làm thuốc. Đây là vùng giàu lâm sản, có nhiều loại gỗ quý. Cách đây vài năm ở vùng biên giới Lào sản xuất cao su đạt được con số đáng kể. Việc khai thác cây dây leo không còn phổ biến nữa vì chất lượng không đáp ứng được yêu cầu. Để khắc phục cần phải phân phối hạn định cũng như phải có những thay đổi tích cực mới có hiệu quả.

Chăn nuôi: Nghệ An là tỉnh có nhiều vùng chăn nuôi rất thuận lợi.

Thế mạnh về công nghiệp: Ngoài nghề đánh cá của dân bản xứ và các tổ chức công nghiệp bản địa còn phải kể đến các tập đoàn sáng lập như Nhà máy Cưa và Nhà máy Diêm của Công ty Lâm Nghiệp, Nhà máy Diêm và khai thác lâm sản của Công ty Lào “La Laotienne”.

Vinh: là tỉnh lỵ của tỉnh Nghệ An cách Huế 400 km nối liền bằng đường cái quan. Từ nhiều năm nay đây trở thành một điểm rất quan trọng nhờ sự kết nối giao thương với Lào, là nơi tập trung các sản vật đến từ vùng Trung Lào, nơi có các con đường di chuyển nhanh nhất từ các tỉnh của Lào sang Nam Kỳ. Còn đối với Bắc Kỳ, Nam Định và Hải Phòng thì có thể giao thương nhanh trong ngày. Vinh cũng là nơi đông đảo các thương lái, các nhà công nghiệp và doanh nghiệp Châu Âu hoạt động. Đây còn là nơi đặt trụ sở của ngành Hải Quan; Văn phòng Bưu chính; Ban nghiên cứu về đường sắt và một Văn phòng Giao thông Công chính.

Cảng cách Bến Thủy 3 km và cửa Sông Cả vài km. Bến Thuỷ là nơi đặt trụ sở chính của Hải Quan và nhà máy Lâm nghiệp cũng như chi nhánh của Công ty Vận tải Đường sông.

Từ Bến Thủy vào Vinh có một con đường rộng lớn rợp bóng cây. Những chiếc xuồng nhỏ của người bản địa thường đi theo đường này để đi ra cửa sông.

Ở Bến Thủy còn có Văn phòng Bưu chính chỉ phục vụ về bưu điện và điện tín.

17-5-003

Bài viết về tỉnh Nghệ An trong cuốn “Niên giám hành chính, thương mại và kỹ nghệ”, nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I

Nguyễn Hiền – Trung tâm Lưu trữ quốc gia I 

———————–

Tài liệu tham khảo:

–  S 189. Niên giám hành chính, thương mại và kĩ nghệ, phần I năm 1907, tr.408, 567-569,

Liên Hệ Phòng Đọc

891484 truy cập

123 trực tuyến

Liên kết Website