TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA 1

  • Tiếng Việt
  • Français
  • English

Câu chuyện biểu trưng và logo của các Lưu trữ Quốc gia trên thế giới

11:45 25/12/2018

Biểu trưng hay còn gọi là Logo là một yếu tố đồ họa, có thể dưới dạng ký tự cách điệu hoặc hình họa mang tính biểu tượng. Mục đích của biểu trưng là tạo nên hình ảnh đại diện cho một cơ quan, tổ chức; một nhãn hiệu sản phẩm hoặc hình ảnh biểu thị của một sự kiện, một chương trình…

Theo các chuyên gia thì một biểu trưng (logo) tốt cần đáp ứng một số tiêu chí cơ bản như:

– Sự khác biệt: là những yếu tố độc đáo, khác lạ gây ấn tượng với thị giác.

– Đơn giản, dễ nhớ: là những đường nét biểu trưng dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.

– Dễ thích nghi: là những hình ảnh biểu trưng có thể phù hợp với nhiều nền văn hóa, không bị trở ngại về ngôn ngữ.

– Có ý nghĩa: là những biểu trưng mà tự thân nó đã toát lên ý nghĩa muốn chuyển tải.

Tuy nhiên để một biểu trưng hội tụ đủ tất cả các yếu tố trên cũng không phải dễ dàng. Ngày nay các nhà thiết kế logo thường có xu hướng sử dụng những hình tượng đơn giản nhưng hiện đại mang tính thực dụng cao. Ngoài yếu tố đồ họa việc sử dụng màu sắc cũng góp phần không nhỏ tạo nên những biểu trưng đẹp và có ý nghĩa.

Gần đây Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã giới thiệu một biểu trưng mới của ngành, với mong muốn tạo nên một hình ảnh mới mẻ, nhiệt huyết và đầy tính sáng tạo của Lưu trữ Việt Nam trong thời đại mới. Logo của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước được phát triển trên nền tảng ý tưởng biểu trưng của Chương trình Ký ức thế giới (Memory of the World) của UNESCO với ý nghĩa cùng chung tay gánh vác sứ mệnh bảo tồn và phát huy giá trị Di sản tư liệu của Việt Nam và thế giới.

LG001

Logo mới của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam

Nhân sự kiện này cùng điểm qua biểu trưng của một số Lưu trữ quốc gia tiêu biểu trên thế giới.

          – Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ: Logo mới của Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ được giới thiệu ngày 30 tháng 6 năm 2010 nhân kỷ niệm ngày Lễ Độc lập của quốc gia mồng 4 tháng 7 hàng năm. Logo có hình con đại bàng tượng trưng cho sự bảo vệ và nhấn mạnh vai trò của Lưu trữ với tư cách là người gìn giữ các di sản quý của quốc gia. Trong bài phát biểu giới thiệu biểu trưng mới, ông David S. Ferriero đại diện cho Lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ đã nói “Đại bàng theo truyền thống là đại diện cho sức mạnh, lòng can đảm, tầm nhìn xa và sự bất tử. Đôi cánh tượng trưng cho sự vươn mình về phía trước, sự nhanh nhẹn và bảo vệ tương lai. Mỗi ngày, nhân viên của chúng tôi trên khắp đất nước luôn nỗ lực hết mình để tìm ra những phương thức mới làm phong phú thêm những tài nguyên tư liệu để mọi người có thể truy cập sử dụng nhanh và hiệu quả hơn”.

LG002

Logo của Lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ với biểu tượng đại bàng vươn cánh

          – Lưu trữ quốc gia Niu-di-lân: Logo của Lưu trữ quốc gia Niu-di-lân được công bố chính thức ngày 15 tháng 12 năm 2008 mang thông điệp là nơi lưu giữ những ký ức quá khứ đồng thời là một nơi dễ tiếp cận, cởi mở và đáng tin cậy. Logo được thiết kế trên cơ sở nghệ thuật chạm khắc đặc trưng trong các ngôi nhà cổ của người Māori, một tộc người bản địa của Niu-di-lân. Các đường nét đồ họa mang hình tượng sóng biển và cây dương xỉ là những đặc trưng của của quốc gia này đồng thời cũng thể hiện sự bảo tồn, duy trì các di sản và những ký ức cổ xưa của đất nước.

LG003Logo của Lưu trữ quốc gia Niu-di-lân

          – Lưu trữ quốc gia Ma-lai-xi-a: Logo của Lưu trữ Quốc gia Ma-lai-xi-a được thiết kế bởi Encik Sumali bin Amat trong một cuộc thi thiết kế logo tổ chức từ ngày 1 tháng 2 đến ngày 10 tháng 4 năm 1979. Các đường nét thiết kế được lấy ý tưởng từ mái vòm Moorish của Tòa nhà Sultan Abdul Samad, một kiến trúc nổi tiếng theo phong cách Phục hưng cổ điển với tháp đồng hồ lớn. Logo là hình ảnh ngôi sao 13 cánh tượng trưng cho 13 tiểu bang tạo nên đất nước Ma-lai-xi-a, là sự đồng nhất với ngôi sao trên lá cờ tổ quốc để biểu thị sự đoàn kết của người Mã Lai. 13 cánh sao được thiết kế như 13 tờ giấy xếp gối tiếp nhau tạo thành vòng tròn khép kín tượng trưng cho các yếu tố văn hóa và sự phong phú của các hồ sơ, tài liệu lưu trữ, đồng thời phản ánh hình dạng của con dấu được sử dụng thống nhất trong các tài liệu chính thức của chính phủ Ma-lai-xi-a.

LG004Logo của Lưu trữ quốc gia Ma-lai-xi-a

LG005
Logo của Lưu trữ quốc gia Liên hiệp Anh 

LG007Logo của Lưu trữ quốc gia Ấn Độ với biểu tượng bên trong là Tòa nhà của Lưu trữ quốc gia tại New Delhi

LG008Logo của Lưu trữ quốc gia Bỉ

LG009Logo của Lưu trữ quốc gia Pháp đơn giản với ký tự cách điệu “Archives Nationales”

LG010Logo của Thư viện và Lưu trữ Ca-na-đa

LG011Logo của Lưu trữ quốc gia Đức

LG012Logo của Lưu trữ quốc gia Liên bang Nga

LG013Logo của Lưu trữ quốc gia Ma-rốc

LG014Logo của Lưu trữ quốc gia Hàn Quốc với biểu tượng vòng tròn âm dương đặc trưng của người Hàn

LG015Logo của Lưu trữ quốc gia Nhật Bản với dòng Hán tự đơn giản “Quốc lập công văn thư quán”

LG016Logo của Lưu trữ quốc gia Phi-líp-pin

LG017Logo của Lưu trữ quốc gia Sing-ga-po

LG018

Logo của Lưu trữ quốc gia thuộc Chính phủ Úc

 

LG019LG020Hai phiên bản khác màu xanh và màu đỏ của Lưu trữ khu vực Tây Úc

Ngoài biểu trưng của các Lưu trữ quốc gia còn có logo của một số tổ chức Lưu trữ và Di sản tư liệu quốc tế như:

LG021Logo của Hội đồng Lưu trữ quốc tế ICA

LG022Logo của Cổng thông tin lưu trữ Châu Âu

LG023Logo của Chương trình Ký ức thế giới thường được ghép với biểu trưng của UNESCO

Tại cuộc họp lần thứ 9 ngày 31 tháng 7 năm 2009 tại Bác-ba-đo (Barbados) một đảo quốc độc lập nằm trong Đại Tây Dương, Ủy ban Cố vấn quốc tế Chương trình Ký ức Thế giới đã thống nhất lựa chọn một biểu trưng mới của Chương trình. Thiết kế được lựa chọn là của Heiko Huennerkopf người dành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế biểu trưng cho Chương trình Ký ức Thế giới. Đây là ý tưởng được khắc họa từ những cuộn giấy cói và giấy da là vật liệu ghi chép những ký ức đầu tiên của loài người. Biểu trưng của logo có hình dạng cuộn ngoài ý nghĩa là sự liên kết có tính bản quyền, còn mô tả một quả địa cầu, một đĩa ghi âm, một cuộn phim là đại diện cho các hình thức di sản tư liệu được bảo tồn trong Chương trình ký ức thế giới của UNESCO. Logo của Chương trình này cũng chính là nguồn cảm hứng để Lưu trữ quốc gia Việt Nam xây dựng ý tưởng về biểu trưng của mình./.

Nguyễn Thu Hoài

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I

Liên Hệ Phòng Đọc

928627 truy cập

30 trực tuyến

Liên kết Website