TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA 1

  • Tiếng Việt
  • Français
  • English

Tu sửa, bảo quản, sử dụng các bộ chính sử và ván khắc in

Triều đình nhà Nguyễn đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm bảo quản an toàn thư tịch và các bộ ván khắc in sách, như thường xuyên kiểm tra, xem xét những chỗ bị mối mọt, mất chữ trên ván khắc in sách để đưa đi khắc lại. Những bộ ván sách (tài liệu Mộc bản) sau khi khắc in xong, được đưa vào bảo quản tại Tàng bản đường trong Quốc sử quán để phục vụ việc in dập và ban cấp cho các nơi theo mệnh lệnh vua. Như vậy, Quốc sử quán làm nhiệm vụ biên soạn, in ấn, phát hành sách sử và bảo quản lưu giữ thư tịch và các tư liệu khác. Các bộ sách sau khi in ra được chuyển về bảo quản tại điện Càn Thanh, tầng trên Đông Các và tại Quốc sử quán phục vụ cho việc khảo cứu.

Paneau 1 - Phần 5

Bản dập Mộc bản ghi chép vào năm Minh Mệnh thứ 11 (1830) về việc Vua Minh Mệnh hạ lệnh cho các nho sinh ở Quốc tử giám xem xét những chữ bị sứt, mất trên ván in để chuyếnang Vũ khố cho thợ khắc lại.

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Đại Nam thực lục Chính biên Đệ nhị kỉ, quyển 65, mặt khắc 8.

Bản tấu của Bộ Lễ về việc cho khắc bổ sung các ván in sách bị khuyết vỡ tàng trữ tại Cục Ấn thư, năm Tự Đức thứ 11 (1858).

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Tự Đức tập 98, tờ 252.

Bản dập Mộc bản ghi chép về việc sửa chữa những ván khắc bị lỗi, sau khi đục đi sẽ được khắc lại dán vào, năm Tự Đức thứ 13 (1860).

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Đại Nam thực lục Chính biên Đệ tứ kỉ, quyển 23, mặt khắc 28.

Bản tấu của Quốc sử quán về việc cho đúc lại những con chữ bằng thiếc trắng bị khuyết mòn trên ván khắc in bộ sách "Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập" vào năm Tự Đức thứ 30 (1877).

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Tự Đức tập 281, tờ 231.

Paneau 2 - Phần 5

Tàng Thư lâu - Nơi bảo quản sách sử

Bản tấu của Bộ Lễ về việc kiểm tra vị trí sắp xếp đặt các ván khắc in sách "Thánh chế thi văn", "Thực lục Chính biên" tại Quốc sử quán và Quốc tử giám, năm Tự Đức thứ 20 (1867).

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Tự Đức tập 167, tờ 222.

Bản tấu của Quốc sử quán về việc kiểm tra các con chữ hoạt bản bằng thiếc trắng và số hiệu của ván in sách "Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập" vào năm Tự Đức thứ 30 (1877).

Nguồn TTLTQGI, CBTN - Tự Đức tập 275, tờ 241.

Bản tấu của Tôn Thất Tĩnh về việc kiểm tra sách tàng trữ tại Tàng thư lâu Quốc sử quán là 80.929 tập năm Tự Đức thứ 32 (1879).

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Tự Đức tập 331, tờ 26.

Paneau 3 - Phần 5

Bản tấu của Quốc sử quán về việc làm thêm một tủ vàng, kệ, giá dùng để sắp xếp các sách sử như: " Thực lục Chính biên, tiền biên", "Thánh chế thi văn"..., năm Tự Đức thứ 32 (1879).

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Tự Đức tập 331, tờ 129.

Bản tấu của Bộ Công về việc cho tu sửa, chế thêm các loại tủ, giá gỗ đặt tại Cục Ấn thư Quốc sử quán để bảo quản sách "Thực lục" và ván khắc in các sách "Lịch triều thánh chế thi văn", "Minh Mệnh chính yếu", "Liệt truyện Chính biên"... vào năm Thành Thái thứ 9 (1897).

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Thành Thái tập 27, tờ 139.

Bìa sách "Đại Nam Chính biên liệt truyện sơ tập".

Bìa sách "Đại Nam thực lục Chính biên Đệ nhị kỉ".

Paneau 4 - Phần 5

Hệ thống tử, kệ, giá lưu giữ hàng trăm bộ sử sách quý của dân tộc trong Quốc sử quán triều Nguyễn.

Bản dập Mộc bản về việc triều Nguyễn cho dựng thêm nhà chứa ván in sách ở Cục in sách tại Quốc sử quán, năm Tự Đức thứ 10 (1857).

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Đại Nam thực lục Chính biên Đệ tứ kỉ, quyển 17, mặt khắc 18.

Bản tấu của Bộ Lễ về việc dựng thêm hai chái nhà làm nơi sắp xếp, kiểm tra con chữ, đóng, tàng trữ các ván khắc in sách "Thông giám tập lãm", "Uyên giám loại hàm" do hai tỉnh Sơn Tây, Hải Dương đệ trình, năm Tự Đức thứ 10 (1857).

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Tự Đức tập 77, tờ 15.

Bản tấu của Quốc sử quán về việc tu sửa ba ngôi nhà của Cục Ấn thư để làm nơi để ván in các bộ sách "Lịch triều thực lục", "Lịch triều thánh chế thi văn" và tàng trữ các sách đã in ấn, năm Thành Thái thứ 9 (1897).

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Thành Thái tập 29, tờ 225.

Bản tấu của Bộ Công về việc xin tu bổ tầng trên và dưới Đông Các - Nơi cất giữ sách Thực lục, thư tịch, Châu bản năm Duy Tân thứ 4 (1910).

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Duy Tân tập 28, tờ 65.

Bản tấu của Bộ Công về việc xin cấp tiền tu bổ Đông Các và toà Thư viện Tụ Khuê, năm Khải Định thứ 2 (1917).

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Khải Định tập 2, tập 40.

Paneau 5 - Phần 5

Đông các - Kho lưu trữ Châu bản năm 1826, Thư viện riêng của Hoàng đế năm 1942.

Bản tấu của Viện Cơ mật về việc tra cứu sách "Thực lục Đệ tam kỉ" để phong tước cho Hoàng tử Bảo Đảo năm Thành Thái thứ 18 (1906).

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Thành Thái tập 65, tờ 85.

Bản tấu của Quốc sử quán về việc tra cứu quyển 1, sách "Thực lục tiền biên để xác minh nguồn gốc Tĩnh Hoàng hậu họ Nguyễn năm Tự Đức thứ 21 (1868).

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Tự Đức tập số 173, tờ 341.

Bản tấu của Phủ Phụ chính về việc tra cứu sách "Tiền biên liệt truyện" và "Thực lục tiền biên" công trạng của Nguyễn Trường Huống để truy tặng Khai quốc công thần Tráng Vũ tướng quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự, thụy Trung Trinh, thờ tại đền Trung Nghĩa, năm Duy Tân thứ nhất (1907).

Nguồn" TTLTQGI, CBTN - Duy Tân tập 3, tờ 114.

Paneau 6 - Phần 5

Sách "Đại Nam nhất thống chí".

Nguồn: TTLTQGI, Tư liệu Hán Nôm.

Sách "Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ".

Nguồn: TTLTQGI, Tư liệu Hán Nôm.

Sách "Đại Nam thực lục Chính biên" ghi chép về lịch sử triều Nguyễn, từ thời Vua Gia Long đến thời Vua Đồng Khánh, chia làm nhiều kỉ, mỗi kỉ là một đời vua.

Nguồn: TTLTQGI, Tư liệu Hán Nôm.

Sách "Ngự chế Việt sử tổng vịnh".

Nguồn: TTLTQGI, Tư liệu Hán Nôm.