TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA 1

  • Tiếng Việt
  • Français
  • English

Triển lãm “Triều Nguyễn với việc biên soạn chính sử qua Châu bản, Mộc bản” được Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV phối hợp thực hiện, nhằm mục đích công bố, giới thiệu với công chúng những tài liệu quý giá và đặc sắc nằm trong hai khối tài liệu Châu bản và Mộc bản – di sản tư liệu thế giới đang được lưu trữ tại hai trung tâm. Nội dung triển lãm phản ánh rõ nét sự quan tâm và chủ trương của các các vị vua triều Nguyễn đối với việc biên soạn chính sử, thể hiện cụ thể qua 5 phần chính:
Phần 1: Cơ quan chuyên trách biên soạn chính sử
Phần 2: Tổ chức nhân sự biên soạn chính sử
Phần 3: Sưu tầm, tổ chức khai thác tư liệu phục vụ biên soạn chính sử
Phần 4: Biên soạn, kiểm duyệt, san khắc và in ấn
Phần 5: Tu sửa, bảo quản, sử dụng các bộ chính sử và ván khắc in

Cơ quan chuyên trách biên soạn chính sử

Từ thế kỷ XIII triều Trần đã thành lập Viện Quốc sử. Kế thừa truyền thống đó, ngay sau khi lên ngôi hoàng đế, Gia Long đã cho lập Sử cục là cơ quan sơ khai, tiền thân của Quốc sử quán. Năm 1820, Vua Minh Mệnh cho lập Quốc...

Tổ chức nhân sự biên soạn chính sử

Đội ngũ nhân sự Quốc sử quán được tổ chức và phân cấp rõ ràng, bao gồm các chức danh: Tổng tài, phó tổng tài, toản tu, biên tu, khảo diệu, đằng lục, thu chưởng, kiểm thảo... Chức tổng tài và phó tổng tài do Vua đích thân kén chọn,...

Biên soạn, kiểm duyệt, san khắc và in ấn

Theo sử sách, những bản khắc in đầu tiên ở Việt Nam có từ những năm đầu công nguyên, tại Trung tâm Phật giáo Luy Lâu (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) để in tài liệu kinh phật. Mộc bản sách "Bách pháp Minh môn Luận trực giải" có niên đại...