TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA 1

  • Tiếng Việt
  • Français
  • English

Cơ quan chuyên trách biên soạn chính sử

Từ thế kỷ XIII triều Trần đã thành lập Viện Quốc sử. Kế thừa truyền thống đó, ngay sau khi lên ngôi hoàng đế, Gia Long đã cho lập Sử cục là cơ quan sơ khai, tiền thân của Quốc sử quán. Năm 1820, Vua Minh Mệnh cho lập Quốc sử quán là cơ quan có nhiệm vụ lưu trữ và biên soạn lịch sử dân tộc. Đến năm Tự Đức thứ 31 (1878), để khẳng định tính pháp lí của bộ máy công quyền trong công việc chuyên trách biên soạn quốc sử, triều Nguyễn bắt đầu chế ấn kiềm bằng đồng cấp cho Quốc sử quán. Trong vòng 125 năm (1820-1945) tồn tại, cơ quan này đã biên soạn những bộ sách sử có gia trị như: Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện, Minh Mệnh chính yếu, Khâm Định Việt Sử thông giảm cương mục …

Paneau 1 - Phần 1

Mộc bản và bản dập ghi chép về việc Vua Gia Long cho thành lập Sử cục (tiền thân của Quốc sử quán triều Nguyễn) vào năm Gia Long thứ 10 (1811).

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Đại Nam thực lục Chính biên Đệ nhất kỉ, quyển 42, mặt khắc 19.

Vua Gia Long (1802 - 1819) - Vị Vua cho thành lập Sử cục (tiền thân của Quốc sử quán triều Nguyễn).

Bản dập Mộc bản ghi chép về việc Vua Minh Mệnh cho thiết lập Quốc sử quán vào năm Minh Mệnh thứ nhất (1820). Vua dụ bầy tôi rằng: "Nhà nước ta từ khi mở mang đến nay, các thánh nối nhau, hàng 200 năm. Kịp đến Thế tổ Cao hoàng đế ta trung hưng thốc nhất đất nước, trong khoảng ấy sự tích công nghiệp nếu không có sử sách thì lấy gì để dạy bảo lâu dài về sau. Trẫm muốn lập Sử quán, sai các nho thần biên soạn quốc sử thực lục, để nêu công đức về kiến, đốc, cơ, cần làm phép cho đời sau, cũng chẳng là phải sao".

Nguồn: TTLTGQIV, MBTN; Mộc bản sách Đại Nam thực lục Chính biên Đệ nhị kỉ, quyển 3, mặt khắc 12.

Mộc bản và bản dập ghi chép về việc Vua Gia Long cử Nguyễn Văn Thành làm Tổng tài đầu tiền của Sử cục vào năm 1811.

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Đại Nam thực lục Chính biên Đệ nhất kỉ, quyển 43, mặt khắc 19.

Nguyễn Văn Thành - Vị Tổng tài đầu tiên của Sử cục.

Mộc bản và bản dập bìa sách "Hoàng Việt luật lệ - Bộ luật Gia Long" do Sử cục biên soạn, san khắc và ban hành vào năm Gia Long thứ 12 (1813).

Nguồn: TTLTGQIV, MBTN.

Paneau 2 - Phần 1

Vua Minh Mệnh (1820 - 1840). Vị Vua cho thành lập Quốc sử quán.

Bản dập Mộc bản về việc năm Kiến Phúc thứ nhất (1884), triều Nguyễn tiếp tục cho dựng thêm một dãy nhà ngói 7 gian 2 chái làm Sở Khâm tu ở phía đông trước Sử quán.

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Đại Nam thực lục Chính biên Đệ ngũ kỉ, quyển 3, mặt khắc 6.

Mộc bản và bản dập về việc Vua Minh Mệnh cho xây dựng Quốc sử quán ở bên tả trong Kinh thành, công trình được thi công trong vòng hơn một tháng thì hoàn thành, năm Minh Mệnh thứ nhất (1820).

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, quyển 49, mặt khắc 1.

Bản dập Mộc bản về việc triều Nguyễn tổ chức khai trương Quốc sử quán vào ngày 6 tháng 5 năm 1821 tại điện Cần Chánh.

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 119, mặt khắc 4.

Quốc sử quán triều Nguyễn - Cơ quan chuyên trách sưu tầm và biên soạn chính sử.

Paneau 3 - Phần 1

Bản tấu của Nội các ngày 17 tháng 9 năm Tự Đức thứ 31 (1878) về việc triều Nguyễn bắt đầu chế ấn kiềm cấp cho Quốc sử quán, khẳng định giá trị pháp lý chính thống của cơ quan chuyên trách triển lãm và biên soạn chính sử: "Trước kia tờ tâu, tờ tư hoặc dùng ấn tổng tài quan phòng hoặc dùng triện riêng của toán tu, chưa có tín lệnh nhà nước cấp cho, đến nay chế cấp ấn đồng, khắc bốn chữ Quốc sử quán ấn. Kiềm bằng ngà khắc hai chữ Sử quán".

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Tự Đức tập 297, tờ 375.

Mộc bản và bản dập ghi chép về việc năm Tự Đức thứ 31 (1878), triều Nguyễn bắt đầu chế ấn kiềm cấp cho Quốc sử quán. Nội dung này đã được các Sử quan thời Vua Tự Đức biên soạn dựa vào nội dung trên tờ 375, Tự Đức tập 297, thuộc Khối Châu bản triều Nguyễn, hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, quyển 49, mặt khắc 5.

Ấn, kiềm, núm, đế ấn của Quốc sử quán.