TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA 1

  • Tiếng Việt
  • Français
  • English

Tổ chức nhân sự biên soạn chính sử

Đội ngũ nhân sự Quốc sử quán được tổ chức và phân cấp rõ ràng, bao gồm các chức danh: Tổng tài, phó tổng tài, toản tu, biên tu, khảo diệu, đằng lục, thu chưởng, kiểm thảo… Chức tổng tài và phó tổng tài do Vua đích thân kén chọn, chức tổng tài phải là đại thần văn quan hàm nhất phẩm, chức toản tu trở xuống do đình thần hội đồng kén chọn sung vào để làm. Các vị Vua Nguyễn rất quan tâm đến việc thưởng phạt người viết sử nước nhà, đây là một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển của Quốc sử quán và Sử học triều Nguyễn là một thời kỳ phát triển nhất trong toàn bộ nền Sử học phong kiến Việt Nam.

Paneau 1 - Phần 2

Mộc bản và bản dập ghi chép về việc vào năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), triều Nguyễn đặt ra tổ chức bộ máy của Quốc sử quán với các chức vụ và quyền hạn như sau: Giám tu (chỉ đạo biên soạn); Tổng tài (chủ biên); Phó Tổng tài (phó chủ biên); Toản tu (chịu trách nhiệm sưu tập tư liệu); Biên tu (biên tập viên); Khảo hiệu, hiệu san (khảo đính, hiệu đính); Thu chưởng, biện sự (giữ tài liệu và làm các việc khác); Đằng lục (viết chép).

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 98, mặt khắc 14.

Bản tấu của các quan văn võ về việc bổ dụng chức quan cho Quốc sử quán như sau: Tổng tài, phó tổng tài, toản tu, biên tu, khảo hiệu, thu chưởng, đằng lục, năm Minh Mệnh thứ 2 (1821).

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Minh Mệnh tập 3, tờ 120.

Paneau 2 - Phần 2

Bản dập Mộc bản ghi chép về việc năm thứ 11 (1830), Vua Minh Mệnh tiến hành phân cấp trong việc tuyển chọn nhân sự vào làm veiecj tại Quốc sử quán: "Chức tổng tài và phó tổng tài do vua đích thân kén chọn, chức toản tu trở xuống thì tuyển chọn quan viên trong ngoài để bổ sung vào".

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Đại Nam thực lục Chính biên Đệ nhị kỉ, quyển 65, mặt khắc 5.

Ngày 28 tháng 7 năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), để tuyển chọn quan chức cho Quốc sử quán, Vua dụ cho Nội các rằng: "Nay chuẩn cho lấy Quốc sử quán làm nơi soạn sử. Về số nhân viên từ chánh, phó tổng tài cho đến các chức toản tu, biên tu, khảo hiệu, đằng lục, chuẩn giao cho đình thần hội đồng tuyển chọn sung vào để làm. Hết thảy các việc nên làm đều phải bàn luận cho kỹ, làm bản tâu lên, đợi Chỉ thi hành. Lại nữa, các nhân viên định lấy vào, không cứ là quan trong Kinh hay ngoài các tỉnh, người nào thực có tài năng về sử học, có thể làm nổi việc biên chép sử ấy, chuẩn cho được tiến cử, tâu xin sung vào để cho có chuyên trách".

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Thiệu Trị tập 9, tờ 78.

Bản dập Mộc bản ghi chép về việc năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), ngay sau khi lên ngôi, Vua Thiệu Trị đã ra lệnh cho mở Sử quán, tuyển chọn quan chức, đặt ra quy chế làm việc trong Quốc sử quán để tiếp tục biên soạn chính sử. Phần nội dung này, đã được các Sử gia thời Vua Thiệu Trị biên soạn tựa trên nội dung của tờ 78, Thiệu Trị tập 9, thuộc Khối Châu bản triều Nguyễn, hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Đại Nam thực lục Chính biên Đệ tam kỉ, quyển 12, mặt khắc 21, 22.

Bản dập Mộc bản ghi chép về việc năm 1821, Vua Minh Mệnh quy định thứ bậc bổ nhiệm các chức quan trong Quốc sử quán theo chế độ thang bậc từ Chánh tòng cửu phẩm đến Nhất phẩm.

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 119, mặt khắc 1.

Ngày 12 tháng 11 năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), Vua Thiệu Trị ban dụ về việc tăng nhân sự cho Quốc sử quán: "Sự hưng thịnh của một đời, tất phải có sử chép của đời ấy, cốt để thuật lại đức tốt của người trước mà lưu truyền lại cho đời sau. Năm Minh Mệnh 2 (1821) đã lập ra Sử quán, chọn sai các Nho thần để làm sách bộ thực lục của Liệt thánh và Hoàng tổ ta. Duy có điều tín sử của các đời sáng láng. Còn cần khảo đính tỉ mỉ cho thật chu đáo nên đã có dụ cho Đình thần chọn cử các viên sung vào Sở Thực lục cùng bàn rõ những điều khoản phải làm. Nay căn cứ tâu lên, đã giáng dụ cho làm theo rồi. Quan Giám tu Quốc sử quán hãy chờ sẽ chọn bổ... Nay truyền Trương Đăng Quế, Vũ Xuân Cẩn đều sung Khâm tu Tổng tài; Nguyễn Trung Mậu, Phan Bá Đạt đều sung Phó tổng tài... Đã được chọn cử ra, phàm cac viên nhân làm việc này đều phải kính cẩn công việc đã giao, hết lòng khảo đính, làm thế nào cho nói không quá sự thực, mà việc có bằng chứng, càng làm cho công liệt của người trước được sáng thêm và để lại dạy dỗ cho người sau, làm bộ sử chép đáng tin của đời thịnh trị, mới không phụ lòng uỷ nhiệm của ta".

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Thiệu Trị tập 10, tờ 112.

Trang 23, 24, 25, quyển 12, sách Đại Nam thực lục Chính biên, ghi chép về việc vua ban dụ cho tăng bổ quan chức, lại dịch cho Quốc sử quán. Nội dung này, đã được các Sử quan ở Quốc sử quán biên soạn tựa vào nội dung trên tờ 112, Thiệu Trị tập 10, thuộc Khối Châu bản triều Nguyễn, hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

Paneau 4 - Phần 2

Bản dập Mộc bản ghi chép về việc tuyển chọn người viết chữ đẹp để phục vụ việc biên soạn sử sách dưới thời Vua Minh Mệnh và Tự Đức.

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 17, mặt khắc 12, 13.

Bản tấu của Quốc sử quán về việc tuyển người giỏi cách viết kiểu chữ Chân và chữ Tống để chép bản thảo sách "Dực tông Anh hoàng đế Thực lục Chính biên Đệ tứ kỉ", dâng tiến vua ngự lãm và đợi chỉ cho khắc in, năm Thành Thái thứ 6 (1894).

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Thành Thái tập 6, tờ 101.

Bản dập Mộc bản ghi chép về việc tuyển thợ mộc giỏi ở Bắc kì để san khắc các bộ chính sử, năm Tự Đức thứ 14 (1861).

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, quyển 32, mặt khắc 7.

Bản dập Mộc bản ghi chép về việc san khắc Mộc bản còn được giao cho những nghệ nhân giỏi ở Hải Dương đảm nhiệm, năm Tự Đức thứ 35 (1882).

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Đại Nam thực lục Chính biên Đệ tứ kỉ, quyển 68, mặt khắc 3.

Bản tấu của Bộ Công về việc tăng thợ khắc chữ cho Sử quán để chuẩn bị ván in các sách "Chư thần liệt truyện", "Thực lục Đệ lục kỉ", "Đại Nam nhất thống toàn biên", năm Thành Thái thứ 18 (1906).

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Thành Thái tập 62, tờ 204.

Bản dập Mộc bản ghi chép về việc Vua Minh Mệnh ban thưởng cho thợ san khắc và những người trông coi khi khắc in xong tập thơ "Ngự chế", năm Minh Mệnh thứ 13 (1832).

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Đại Nam thực lục Chính biên Đệ nhị kỉ, quyển 78, mặt khắc 31.

Bản phụng chỉ về việc cấp tiền, gạo cho thợ khắc chữ mới tuyển ở hai xã Liễu Tràng, Hồng Lục thuộc Bắc thành, năm Minh Mệnh thứ 10 (1829).

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Minh Mệnh tập 35, tờ 51.

Paneau 5 - Phần 2

Bản dập Mộc bản về việc Vua Minh Mệnh thưởng cho những người tham gia biên tập bộ "Minh Mệnh chính yếu", năm Minh Mệnh thứ 19 (1838).

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Đại Nam thực lục Chính biên Đệ nhị kỉ, quyển 195, mặt khắc 2.

Ngày 14 tháng 3 năm Tự Đức thứ 2 (1849), vua dụ Nội các: "Sai sửa sách Thực lục (mới sửa Đệ nhị kỉ và kính sửa Đệ tam kỉ) cho sử thần bạc thay ăn yên có thứ bậc khác nhau (Chánh tổng tài 12 lạng; Phó tổng tài mỗi viên đều 10 lạng; Toản tu mỗi viên đều 8 lạng; Biên tu mỗi viên đều 6 lạng; Khảo hiệu mỗi viên đều 3 lạng; Đằng lục, thu chưởng mỗi viên đều 2 lạng)".

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Tự Đức tập 11, tờ 96.

bản tấu của Bộ Lễ về việc xét các khoản thưởng, phạt cho các viên kiểm hiệu, thư lại trong việc kiểm xếp con chữ để chuẩn bị in sách, năm Tự Đức thứ 11 (1858).

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Tự Đức tập 90, tờ 58.

Bản tấu của Phủ Phụ chính về việc xét thưởng phẩm trật cho các viên tham gia biên tập và hiệu đính bốn bộ sách "Quốc triều tiền biên toát yếu", "Quốc triều địa dư chí", năm Duy Tân thứ 3 (1909).

Nguồn: TTLTQGI, CBTN - Duy Tân tập 17, tờ 87.

Bản dập Mộc bản ghi chép về việc Vua Tự Đức khen thưởng cho các Sử thần ở Quốc sử quán đã khắc xong bộ "Thực lục Chính biên Đệ tam kỉ", năm Tự Đức thứ 32 (1879).

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Đại Nam thực lục Chính biên Đệ tứ kỉ, quyển 62, mặt khắc 1.

Bản dập Mộc bản ghi chép về việc năm Kiến Phúc thứ nhất (1884), Sử quán tâu trình việc thưởng phạt quan viên tham gia biên soạn bộ "Thực lục Chính biên Đệ tứ kỉ".

Nguồn: TTLTQGIV, MBTN; Mộc bản sách Khâm định Đại Nam hổi điển sự lệ tục biên, quyển 32, mặt khắc 11.