TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA 1

  • Tiếng Việt
  • Français
  • English

Khai quật di tích thành cổ Luy Lâu năm 2015: những kết quả quan trọng

16:23 18/01/2016 Tin Tổng Hợp

Tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Bảo tàng Lịch sử quốc gia (BTLSQG) và Đại học Đông Á (Nhật Bản). Được phép của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, BTLSQG phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh và Đại học Đông Á (Nhật Bản) đã tiến hành khai quật di tích thành cổ Luy Lâu lần thứ hai.

Sau gần 40 ngày thực hiện, sáng 31/12 BTLSQG tiến hành báo cáo sơ bộ kết quả khai quật Thành cổ Luy Lâu năm 2015.

Kết quả khai quật thứ 2 (2015), đã tìm ra dấu vết của tường thành Nội phía tây, bổ sung thêm những nhận thức mới về sự tồn tại, cũng như phác dựng được quy mô, phân bố của thành nội. Thành nội nằm ở vị trí ở trung tâm của thành ngoại và lệch về phía bắc, ước tính chiều đông tây dài khoảng 180m, chiều bắc nam rộng khoảng 110m. Ngoài ra so với kết quả năm 2014 đã tạm xác định thời gian thành được đắp là vào khoảng thế kỷ 3 SCN, thì kết quả năm 2015 đã khẳng định thời gian thành được đắp là sớm hơn vào khoảng thế kỷ 1 TCN.

Bên cạnh đó đoàn khai quật đã thu được rất nhiều hiện vật như vật liệu kiến trúc (gạch, ngói, đầu ngói ống), đồ dùng sinh hoạt… Đặc biệt đã thu được hơn 900 mảnh khuôn đúc trống đồng bằng đất nung, gồm cả khuôn trong và khuôn ngoài với kích thước lớn nhỏ khác nhau, trên khuôn có các hoa văn vòng tròn tiếp tuyến, vạch ngắn song song, văn bông lúa, văn hình trâm và hình lông chim. Các vật dụng liên quan đến đúc đồng như mảnh nồi nấu, ông thổi, “ắc bàn xoay” và các vật dụng liên quan đến việc đúc luyện kim loại như xỉ lò, đống đất nguyên liệu cũng đã được tìm thấy.

Dựa vào hoa văn trên các mảnh khuôn đúc trống đồng được tìm thấy năm 2015, các chuyên gia nghiên cứu trống đồng cho rằng hoa văn trên mang đặc trưng của trống Đông Sơn loại H1 muộn, niên đại khoảng thế kỷ 2-3. Tuy nhiên theo đoàn khai quât, “khi chỉnh lý sơ bộ sưu tập hiện vật khác nằm cùng lớp chứa khuôn như đầu ngói ống hoa sen, “ắc bàn xoay” được làm bằng gạch có hoa văn ô trám, chúng tôi đoán định niên đại của sưu tập khuôn đúc vào khoảng thế kỷ thứ 4 rất trùng khớp với định niên đại của đoàn khai quật năm 2014”.

Những khuôn đúc trống đồng được tìm thấy năm 2015 đã bổ sung cho những kết quả của năm 2014, khẳng định chắc chắn tính bản địa của trống đồng, chứng minh sức sống mãnh liệt của văn hóa Đông Sơn, chứng minh dòng chảy văn hóa Việt vẫn chảy trước âm mưu đồng hóa của phong kiến phương Bắc.

Kết quả khai quật năm 2015 sẽ là bước đệm cho những chương trình khai quật tiếp theo, góp phần quan trọng vào việc phát hiện và nghiên cứu diện mạo thành cổ Luy Lâu. Trước những ý nghĩa lịch sử văn hóa to lớn, di tích thành cổ Luy Lâu cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ của các cấp ở Trung ương và địa phương trước nguy cơ phá vỡ do nạn đào trộm cổ vật, đào ao thả cá và xây mộ hiện đại.

Bên cạnh đó là các hiện vật liên quan đến đúc đồng như mảnh nồi nấu, mảnh lò, ống thổi và một số viên gạch có đục lỗ giống như “ắc bàn xoay” đã tìm thấy năm 2014 Trong lớp này còn thấy các mảnh xỉ lò, đống đất nguyên liệu các vật dụng liên quan đến việc đúc luyện kim loại. Bên cạnh các mảnh khuôn có hoa văn như phát hiện năm 2014 như vòng tròn tiếp tuyến, vạch ngắn song song, văn bông lúa, năm 2015 còn tìm thấy các loại hoa văn mới như văn hình trâm, văn lông chim.

Về mặt niên đại căn cứ vào một số ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu trống đồng cho thấy cách tạo hình hoa văn trên các mảnh khuôn đúc trống đồng tìm thấy lần này mang đặc trưng của trống Đông Sơn loại H1 muộn, niên đại ước khoảng thế kỉ 2-3. Tuy nhiên, khi chỉnh lý sơ bộ sưu tập hiện vật khác nằm cùng lớp chứa khuôn như đầu ngói ống hoa sen, “ắc bàn xoay” được làm bằng gạch có hoa văn ô trám, đó chúng tôi đoán định niên đại của sưu tập khuôn đúc vào khoảng thế kỷ thứ 4 rất trùng khớp với định niên đại của đoàn khai quật năm 2014.

Cùng với kết quả năm 2014, những phát hiện mới về khuôn đúc trống đồng năm 2015 càng khẳng định chắc chắn tính bản địa của trống đồng, cho chúng ta thấy sức sống mãnh liệt của Văn hoá Đông Sơn.

Một số hình ảnh tại buổi báo cáo sơ bộ kết quả khai quật:

tin2_1

tin2_2

tin2_3

tin2_4

tin2_5

Tin ảnh: Thu Nhuần

(Theo baotanglichsu.vn)

Liên Hệ Phòng Đọc

891076 truy cập

34 trực tuyến

Liên kết Website