TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA 1

  • Tiếng Việt
  • Français
  • English

Sôi động lễ hội tháng Ba – Tây Nguyên đại ngàn tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

9:16 21/03/2016 Tin Tổng Hợp

1

Từ ngày 25 đến 27-3, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Tháng Ba – Mùa con ong đi lấy mật – Tây Nguyên đại ngàn”, nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tại “ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Chương trình có sự tham gia của hơn 135 đồng bào dân tộc của tám dân tộc đến từ bảy tỉnh, trong đó có nămtỉnh vùng Tây Nguyên: M’Nông (Đác Nông), Giẻ Triêng, Xơ Đăng (Kon Tum), Gia Rai (Gia Lai), Mạ (Lâm Đồng), Ê Đê (Đác Lắc) và dân tộc Mường (Hòa Bình), Thái (Nghệ An).

Tại chương trình, sẽ diễn ra các hoạt động đa dạng, như: Ngày văn hóa “Tây Nguyên đại ngàn”; Chương trình đạp xe “Vì tình yêu Tây Nguyên”; diễn tấu cồng chiêng Tây Nguyên; ngày hội bắn nỏ; Trưng bày, giới thiệu những sản phẩm được chế tác từ núi rừng Tây Nguyên, những người giữ lửa Tây Nguyên; lễ hội, tri thức dân gian; dân ca, dân vũ và trò chơi dân gian… Du khách có thể trải nghiệm một không gian Tây Nguyên đại ngàn hũng vĩ vừa gần gũi, vừa xa xôi.

Du khách sẽ được tham dự những lễ hội đặc sắc, như: Lễ cúng cổng bon (buôn) làng dân tộc M’Nông; Lễ mừng nhà rông mới dân tộc Giẻ Triêng; Lễ cầu mưa và mừng mùa dân tộc Ê Đê; Lễ tạ ơn Yang đất Yang rừng dân tộc Mạ; Đám cưới của dân tộc Gia Rai; Lễ mừng lúa mới dân tộc Xơ Đăng; với những đêm kể Khan được diễn xướng bởi các nghệ nhân dân tộc Ê Đê đến từ tỉnh Đác Lắc và giới thiệu bộ sưu tập văn hóa dân tộc Ê Đê của gia đình cố NSND Y Moan Ê Nuôl sẽ mang lại cho du khách một Tây Nguyên tưng bừng, sôi động vào mùa lễ hội tháng Ba tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. TS. Nguyễn Thị Kim Vân, Giám đốc Bảo tàng Gia Lai đã nhận xét: Trong các lễ hội, người Tây Nguyên bộc lộ mình một cách giản dị, chân tình. Đến với lễ hội, ta sẽ được chứng kiến tài năng nghệ thuật, tinh thần thượng võ… của những trai tài, gái giỏi; được thấy lòng hiếu khách đến tột đỉnh của người Tây Nguyên qua cách đồng bào mời rượu, bày tỏ tâm tình; được chứng kiến những già làng hết lòng thành kính trước thần linh khi đọc lời khấn mời các yang cùng về ăn trâu, dự hội…

“Tháng Ba – Mùa con ong đi lấy mật – Tây Nguyên đại ngàn” sẽ góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch, hình thành điểm đến Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Chi tiết các hoạt động trong chương trình “Tháng 3 – Mùa con ong đi lấy mật – Tây Nguyên đại ngàn”

TT

Thời gian

Nội dung hoạt động

Địa điểm

Từ 01 – 31/3/2016

Cả ngày

– Hoạt động hàng ngày: Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Thái, Mường. (Dự kiến từ ngày 15-20.3.2016 có thêm dân tộc Giẻ Triêng, Ê Đê bắt đầu tham gia hoạt động).

Khu các làng dân tộcMường, dân tộc Thái, dân tộc Giẻ Triêng, dân tộc Ê Đê.

Ngày 19,20/3/2016

Sáng

Hoạt động cuối tuần

– 09h00 – 10h00: Hoạt động dân ca, dân vũ

Hát dân ca Ai ray, trình diễn nhạc cụ: Ki Pah, Đing Năm… của dân tộc Ê Đê do nghệ nhân buôn Akô Dhông, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

– 10h10 – 11h00: Hoạt động trò chơi dân gian

Đẩy gậy, đi cà kheo, đánh đu, đi cầu kiều.

– Sân làng dân tộc Ê Đê.

– Làng dân tộc Ê Đê, dân tộc Mạ.

Chiều

14h00 – 15h00: Hoạt động dân ca, dân vũ

Hát dân ca Ai ray, trình diễn nhạc cụ: Ki Pah, Đing Năm… của dân tộc Ê Đê do nghệ nhân buôn Akô Dhông, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk

– 15h10 – 16h00: Hoạt động trò chơi dân gian

Đẩy gậy, đi cà kheo đánh đu, đi cầu kiều.

– Sân làng dân tộc Ê Đê.

– Làng dân tộc Ê Đê, dân tộc Mạ.

Ngày 25/3

(Thứ Sáu)

Sáng

– 09h00 – 10h00: Tái hiện Lễ cúng cổng bon (buôn) làng dân tộc M’Nông

– 10h00 – 11h30: Dân ca, dân vũ và trò chơi dân gian, các tiết mục hát, múa, biểu diễn cồng chiêng, trò chơi dân gian như đi cà kheo, thổi kèn môi, trèo cây, hát đố, vật cổ truyền dân tộc Gia Rai, kéo co cổ truyền dân tộc Gia Rai.

– Tại không gian làng dân tộc M’Nông.

-Tại Làng dân tộc Gia Rai.

Chiều

– 14h00 – 15h00: Tái hiện Lễ mừng nhà rông mới dân tộc Giẻ Triêng

– 15h00 – 16h30: Dân ca, dân vũ và trò chơi dân gian, các tiết mục hát, múa, biểu diễn cồng chiêng, trò chơi dân gian như đi cà kheo, thổi kèn môi, trèo cây, hát đố, vật cổ truyền dân tộc Gia Rai, kéo co cổ truyền dân tộc Gia Rai.

– Tại không gian làng dân tộc Giẻ Triêng

-Tại Làng dân tộc Gia Rai.

Cả ngày

8h00 – 16h30

– Giới thiệu không gian trưng bày, triển lãm chủ đề “Mùa con ong đi lấy mật – Tây Nguyên đại ngàn”.

+ Giới thiệu bộ sưu tập hiện vật của gia đình cố NSND Y Moan.

+ Những sản phẩm được chế tác từ núi rừng Tây Nguyên (mật ong, rượu, ẩm thực, sản vật)

+ Các bức ảnh chủ đề về Tây Nguyên.

– Không gian làng dân tộc Ê Đê.

 

Tối

– 18h00 – 19h00: Giới thiệu loại hình Khan – Văn kể chuyện của dân tộc Ê Đê

– Tại không gian nhà dài làng dân tộc Ê Đê, khu làng dân tộc II.

Ngày 26/3

(Thứ Bảy)

Sáng

– 08h30 – 9h30: Chương trình nghệ thuật chủ đề “Tây Nguyên đại ngàn” và diễn tấu cồng chiêng vang vọng núi rừng của các dân tộc M’Nông, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Gia Rai, Mạ, Ê Đê,

– 9h30 – 10h30: Lễ cầu mưa và mừng mùa dân tộc Ê Đê

– 10h30 -11h30: Ngày hội bắn nỏ Tây Nguyên

– 10h30 – 11h30: Chương trình đạp xe “Vì tình yêu Tây Nguyên”

– Sân lễ hội làng dân tộc Gia Rai

– Tại Không gian làng dân tộc Ê Đê.

– Tại Quảng trường làng II.

– Khu các làng dân tộc II (Theo tuyến Gia Rai-trục A1-Ba Na-M’Nông-Xơ Đăng-Giẻ Triêng-Gia Rai-Mạ-Ê Đê).

Chiều

– 14h00 – 15h00: Lễ tạ ơn Yang đất Yang rừng dân tộc Mạ

– 15h00 – 16h30: Dân ca, dân vũ và trò chơi dân gian, các tiết mục hát, múa, biểu diễn cồng chiêng, trò chơi dân gian như đi cà kheo, thổi kèn môi, trèo cây, hát đố, vật cổ truyền dân tộc Gia Rai, kéo co cổ truyền dân tộc Gia Rai

– 16h00 – 17h00: Chương trình đạp xe “Vì tình yêu Tây Nguyên”

– 15h30-16h30: Ngày hội bắn nỏ Tây Nguyên

– Tại không gian làng dân tộc Mạ.

– Tại làng dân tộc Gia Rai

– Khu các làng dân tộc II (Theo tuyến Gia Rai-trục A1-Ba Na-M’Nông-Xơ Đăng-Giẻ Triêng-Gia Rai-Mạ-Ê Đê).

– Quảng trường làng II.

Tối

– 18h00 – 20h00: Giao lưu kết đoàn

– Tại Quảng trường làng II

Cả ngày

8h00 – 16h30

– Giới thiệu không gian trưng bày, triển lãm chủ đề “Mùa con ong đi lấy mật – Tây Nguyên đại ngàn”.

+ Giới thiệu bộ sưu tập hiện vật của gia đình cố NSND Y Moan.

+ Những sản phẩm được chế tác từ núi rừng Tây Nguyên (mật ong, rượu, ẩm thực, sản vật)

+ Các bức ảnh chủ đề về Tây Nguyên.

– Không gian làng dân tộc Ê Đê.

Ngày 27/3

(Chủ Nhật)

Sáng

– 09h00 – 10h00: Tái hiện Đám cưới của dân tộc Gia Rai

– 10h00 – 11h30: Dân ca, dân vũ và trò chơi dân gian, các tiết mục hát, múa, biểu diễn cồng chiêng, trò chơi dân gian như đi cà kheo, thổi kèn môi, trèo cây, hát đố, vật cổ truyền dân tộc Gia Rai, kéo co cổ truyền dân tộc Gia Rai

– Tại không gian làng dân tộc Gia Rai.

– Tại không gian làng dân tộc Gia Rai

Chiều

– 14h00 – 15h00: Tái hiện Lễ mừng lúa mới dân tộc Xơ Đăng

– 15h00 – 16h30: Dân ca, dân vũ và trò chơi dân gian, các tiết mục hát, múa, biểu diễn cồng chiêng, trò chơi dân gian như đi cà kheo, thổi kèn môi, trèo cây, hát đố, vật cổ truyền dân tộc Gia Rai, kéo co cổ truyền dân tộc Gia Rai.

– Tại không gian làng dân tộc Xơ Đăng.

– Tại không gian làng dân tộc Gia Rai

Cả ngày

8h00 – 16h30

– Giới thiệu không gian trưng bày, triển lãm chủ đề “Mùa con ong đi lấy mật – Tây Nguyên đại ngàn”.

+ Giới thiệu bộ sưu tập hiện vật của gia đình cố nghệ sĩ Y Moan.

+ Những sản phẩm được chế tác từ núi rừng Tây Nguyên (mật ong, rượu, ẩm thực, sản vật)

+ Các bức ảnh chủ đề về dân tộc Tây Nguyên.

– Không gian làng dân tộc Ê Đê.

Ngoài các hoạt động tổ chức trên trong suốt các ngày trong tuần, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đón tiếp, giới thiệu với nhân dân và khách du lịch không gian Tháp Chăm, chùa Khmer.

Thiên Hương

Theo nhandan.com.vn

Liên Hệ Phòng Đọc

915729 truy cập

189 trực tuyến

Liên kết Website