TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA 1

  • Tiếng Việt
  • Français
  • English

Lưu trữ thế giới và những bài học kinh nghiệm quý giá (kỳ 2)

2:14 24/03/2016

Lưu trữ Anh với kho lưu trữ tự động hiện đại; Lưu trữ Mỹ ứng dụng mạng xã hội đem tài liệu lưu trữ đến gần hơn với công chúng; Australia kiết hợp khéo léo Lưu trữ với Giáo dục, công tác phòng cháy của Thư viện và Lưu trữ Canada; Lưu trữ Đức với kỹ thuật tu bổ tài liệu độc đáo… là những bài học kinh nghiệm quý giá không thể bỏ quá, rất đáng để các nước tham khảo và học hỏi.

  1. Australia – kết hợp Lưu trữ với Giáo dục

3

ảnh chụp trang web giáo dục của Lưu trữ quốc gia Australia

Có thể nói, Lưu trữ quốc gia Australia (NNA) được thành lập từ năm 1961, có nhiệm vụ quản lý tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan chính phủ Australia, trụ sở chính ở thủ đô Canberra, các cơ sở khác đều nằm trong thủ phủ của các bang. Tại Lưu trữ quốc gia Australia, công dân Australia có quyền đến tham quan và nghiên cứu tài liệu lưu trữ tại phòng Đọc. Bên cạnh đó, Trang Web của Lưu trữ quốc gia Australia(http://www.naa.gov.au/)cũng đã trở thành một địa chỉ quen thuộc của công chúng.

Đặc biệt, để hỗ trợ thêm cho hoạt động dạy – học của giáo viên và học sinh, Lưu trữ quốc gia Australia đã mở thêm ba loại dịch vụ dành riêng cho các trường học: Phục vụ các đoàn học sinh đến tham quan, Cung cấp tài liệu giảng dạy – Lớp học trực tuyến và “Các thử thách trong lịch sử dân tộc”.

Thứ nhất, phục vụ các đoàn học sinh đến tham quan

Mục đích của loại dịch vụ này là làm cho những học sinh có thêm điều kiện tìm hiểu sâu hơn về lịch sử Australia thế kỷ XX, từ đó bồi dưỡng lòng yêu nước cũng như ý thức công dân cho học sinh. Thông qua tham quan, đặc biệt là đến với các cuộc triển lãm tại Lưu trữ quốc gia Australia, có thể tận mắt thấy tài liệu lưu trữ quốc gia trên các vật ghi tin bằng giấy hoặc bằng phim ảnh. Từ đó, học sinh càng hiểu thêm về kỹ thuật ghi tin thời kỳ trước đây của nước nhà. Thông qua trang Web của Lưu trữ quốc gia Australia, các đoàn học sinh đặt trước lịch tham quan kèm theo một số thông tin cơ bản về đoàn tham quan để cơ quan này sắp xếp lịch.

Thứ hai, lớp học trực tuyến

 Căn cứ vào đặc điểm của tài liệu lưu trữ và nhu cầu về tài liệu giảng dạy của giáo viên, học sinh. Họ đem nguồn tài liệu lưu trữ chia thành 8 chủ đề. Tuỳ theo năng lực và sự hiểu biết của các độ tuổi khác nhau, Lưu trữ quốc gia Australia đã có thiết kế thích hợp cho từng nhóm tuổi. Cụ thể, đối với những trẻ độ tuổi 5 – 12 tuổi, trưng bày có kết hợp nhiều hình ảnh hơn. Nhưng dù đối với lứa tuổi nào thì trong thiết kế cũng có dùng lời mô tả kết hợp với dùng hình ảnh photocopy và cả hoạt hình để minh họa, không chỉ cung cấp thêm kiến thức cho học sinh mà còn chú trọng khơi gợi hứng thú của các học sinh đối với những giá trị văn hóa được chứa đựng trong tài liệu lưu trữ. Chẳng hạn trong chủ đề Môi trường, Lưu trữ quốc gia Australia đã thiết kế một trò chơi điện tử, trong đó người thủ lĩnh dẫn đoàn vượt qua các chướng ngại vật đến Nam cực tìm chim cánh cụt, đồng thời khéo léo xen kẽ những hình ảnh tài liệu lưu trữ về vùng Nam Cực trong game, làm cho học sinh có thể kết hợp “học mà chơi, chơi mà học”.

Thứ ba, “Các thử thách trong lịch sử dân tộc”

“Các thử thách trong lịch sử dân tộc” thực chất là một cuộc thi tìm hiểu về lịch sử và có thưởng, được thiết kế dành riêng cho người sử dụng là học sinh lớp 9 – 12. Lưu trữ quốc gia Australia quy định mức thưởng cho những người giành chiến thắng là 200$. Riêng giải nhất cuộc thi được thưởng 300$ và một số ưu đãi khác. Trang Web cũng đã mô tả chi tiết thể lệ thi cũng như cơ cấu giải thưởng, thông báo cho tất cả người dùng cho nên cơ hội giành chiến thắng đối với mọi người là như nhau.

Lưu trữ quốc gia Australia xây dựng loại loại dịch vụ đặc biệt này để khuyến khích học sinh tôn trọng tài liệu gốc, đồng thời thúc đẩy việc đưa tài liệu đến gần với công chúng.

  1. Canada – Bài học về công tác phòng cháy chữa cháy

Theo khảo chứng, thư viện đầu tiên của Canada được thành lập năm 1606 với tên gọi Marc Lescarbot (tên của học giả sáng lập ra thư viện khi đó). Như vậy, thời điểm ra đời của Thư viện và Lưu trữ Canada sớm hơn thời điểm lập nước là khoảng 260 năm. Thư viện quốc gia Canada được chính thức thành lập tại Ottawa theo “Dự luật Thư viện quốc gia Canada”. Sau đó, trụ sở mới được xây dựng tại Thành Phố Gatineau, thuộc tỉnh bang Québec, cách trung tâm chính trị và văn hóa của Canada – thủ đô Ottawa khoảng 10 Km. Nơi này có diện tích khoảng 50 ha, trở thành một cảnh quan độc đáo của Gatineau.

4

Thư viện và Lưu trữ Canada

Nói về lịch sử “Ngày chống hỏa hoạn quốc gia” ở Canada không thể không đề cập đến Thư viện Quốc hội của Chính phủ Canada. Thư viện Quốc hội đầu tiên của Canada được thành lập vào năm 1841 ở Montreal. Lượng sách lưu trữ trong Thư viện Quốc hội rất phong phú. Hầu hết tài liệu và sách ở đây đều đã trải qua lựa chọn cẩn thận của các chuyên gia để đáp ứng nhu cầu của đa số nghị sĩ.

Tuy nhiên, khi đó các biện pháp phòng chống cháy đã không được áp dụng một cách đầy đủ và hiệu quả nên năm 1849, một vụ hỏa hoạn xảy ra đã thiêu cháy Thư viện Quốc hội. Trong biển lửa này, chỉ có hơn 200 trong số 12.000 cuốn sách lưu trữ được giải cứu và lưu lại. Năm 1866, sau khi hoàn thành việc khôi phục tòa nhà quốc hội ban đầu, Thư viện Quốc hội được chuyển tới Tòa nhà Quốc hội tại Ottawa. Trong đêm 3/2/1916, phòng Đọc Quốc hội lại xuất hiện một đốm lửa nhỏ. Trong không gian có số lượng lớn các loại giấy tờ tài liệu, sách báo, vật liệu xây dựng bằng gỗ và các nhiên liệu dễ cháy khác, đốm lửa nhỏ trong chớp mắt đã trở thành một đám cháy dữ dội. Theo thông tin báo cáo từ các tài liệu khi đó, đám lửa đã nhanh chóng thiêu rụi hàng loạt hồ sơ tài liệu ở phòng Đọc. Vụ hỏa hoạn này ngay lập tức tấn công luôn cả tòa nhà Quốc hội. May mắn thay, nhân viên quản lý kho của Thư viện Quốc hội đã kịp thời đóng cửa chống cháy, nhờ đó mới có thể bảo quản nguyên vẹn được tài liệu tại đây. Tòa nhà Quốc hội mà chúng ta nhìn thấy hiện nay là kiến trúc thứ hai, được xây dựng lại và hoàn thành năm 1922.

Sự cố trên là hậu quả của việc thiếu sự phối hợp và hợp tác giữa cơ quan chính phủ với công tác lưu trữ chuyên nghiệp. Vì vậy, việc thành lập Thư viện và Lưu trữ Quốc gia là bắt buộc. Từ đây, Thư viện và Lưu trữ quốc gia đã chính thức ra đời. So với Thư viện Quốc hội trước kia, nó đã được đổi mới hoàn toàn, nhất là trong công tác phòng cháy chữa cháy. Đến nay, người dân Canada vẫn không quên bi kịch đêm 3/2/1916. Vì vậy, ngày 3/2 hàng năm được lấy làm “Ngày chống hỏa hoạn quốc gia” để nhắc nhở các thế hệ sau ghi nhớ và chủ động phòng tránh hỏa hoạn.

  1. Lưu trữ Đức – Kỹ thuật tu bổ tài liệu độc đáo

Lưu trữ Hesse được thành lập vào thế kỷ XIX, theo “Luật Lưu trữ bang Hesse”, được cải tạo từ nhà hát Moller xây dựng từ năm 1819. Toàn bộ kho lưu trữ có tổng chiều dài 37000m. Nhiệt độ trong kho luôn duy trì ở mức 18℃ và độ ẩm 55%, bảo quản tài liệu lưu trữ của chính quyền bang Hesse các thời kỳ lịch sử khác nhau và hợp đồng mua bán đất đai viết trên da bò, da dê. Trong đó, tài liệu lưu trữ cổ nhất có niên đại 1867.

Xưởng tu bổ phục chế của Lưu trữ Hessen, Đức đã áp dụng quy trình tu bổ tài liệu khá độc đáo:

(1) Đo độ dày của trang giấy cần tu bổ để tính toán lượng bột giấy cần dùng rồi đem lượng bột giấy đó cùng với chút nước cho vào máy trộn đều;

(2) Đem tờ tài liệu cần bồi nền đặt lên trên lớp giấy bảo vệ (giấy bảo vệ là loại giấy được làm từ sợi polyester tổng hợp, có tình năng thoát khí);

(3) Đặt tổ hợp gồm tài liệu và giấy bảo vệ này lên trên lưới kim loại của máy tu bổ bột giấy rồi dùng một lớp lưới kim loại khá dày nén chặt xuống;

(4) Đổ nước vào máy khuấy đều cùng bột giấy;

(5) Di chuyển lưới kim loại ở trên để tạo một khoảng cách nhất định với tài liệu;

(6) Mở máy bơm để dung dịch bột giấy chảy đến, lắng đọng lại chỗ bị hỏng của tờ tài liệu cần tu bổ;

(7) Hút sạch nước, đem tổ hợp tài liệu kèm giấy bảo vệ ra;

(8) Ép phẳng hai mặt trên dưới; sau khi làm khô, việc tu bổ hoàn thành. Tờ tài liệu sau khi bồi nền so với tờ tài liệu ban đầu thường dày thêm khoảng 5mm, như vậy là đã đạt được mục đích tăng độ bền cơ học của tờ tài liệu.

5

Công cụ tổ hợp các mảnh tài liệu bị hỏng

Theo báo cáo, việc ứng dụng máy tu bổ trong tu bổ tài liệu lưu trữ đã đem lại hiệu quả cao, nhưng trong trường hợp tài liệu bị rách hay giòn, gãy thành nhiều mảnh nhỏ thì biện pháp của họ là: dùng một công cụ gắn kết tinh vi có bôi chất kết dính để hàn gắn các mảnh vỡ lại.

6

Bản đồ Hessen 350 năm trước đang trong quá trình tu bổ, đằng sau phần bản đồ đã bồi nền xong đều có thêm một lớp màng bảo vệ.

Lưu trữ Anh với kho lưu trữ tự động hiện đại; Lưu trữ Mỹ ứng dụng mạng xã hội đem tài liệu lưu trữ đến gần hơn với công chúng; Australia kết hợp khéo léo Lưu trữ với Giáo dục, công tác phòng cháy của Thư viện và Lưu trữ Canada; Lưu trữ Đức với kỹ thuật tu bổ tài liệu độc đáo… là những bài học kinh nghiệm quý giá không thể bỏ quá, rất đáng để các nước tham khảo và học hỏi.

 

Tài liệu tham khảo:

1. 新环境下的英国档案保护技术工 作, http://www.da.gd.gov.cn

2. 美国国家档案馆:用社交媒体打造档案文化传播的新平台,http://www.zgdazxw.com.cn

3. 加拿大国家图书档案馆与火灾警示日的渊源, http://www.saac.gov.cn

4. 澳大利亚国家档案馆教育资源体验记, http://www.saac.gov.cn

5.  德国档案工作见闻, http://www.saac.gov.cn

HỒNG NHUNG

Liên Hệ Phòng Đọc

898330 truy cập

366 trực tuyến

Liên kết Website