TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA 1

  • Tiếng Việt
  • Français
  • English

Khối tư liệu lưu trữ

Các khối tư liệu lưu trữ

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I hiện đang bảo quản khoảng 20.000 đơn vị tư liệu lưu trữ. Khối tư liệu này được hình thành và bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là tiếng Pháp và chữ Hán-Nôm… Đây thực sự là một nguồn tư liệu quý, có nội dung đề cập đến nhiều lĩnh vực trong xã hội thời kỳ phong kiến (chủ yếu triều Nguyễn), Pháp thuộc như: khoa học lịch sử, văn hóa, kinh tế, triết học, tôn giáo, giáo dục, địa giới hành chính, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước…

  1. Khối tư liệu tiếng Pháp

Số lượng:  gần 10.000 cuốn

Thành phần: Tư liệu tiếng Pháp được hệ thống thành 3 nhóm:

– Nhóm công báo:  

Công báo về cuộc viễn chinh xứ Nam Kỳ (Bulletin officiel de l’Expedition de Cochichine-B.O.E.C) được xuất bản ngay sau khi Pháp xâm chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, 1862;

Công báo Đông Dương (Bulletin officiel de l­’­Indochine 1889-1913; Journal officiel de l­’­Indochine 1891-1944);

Công báo Nam Kỳ (Journal officiel de la Cochinchine hay Bulletin officiel de la Cochinchine Francaise 1864-1888);

Công báo Trung – Bắc Kỳ (Bulletin officiel du protectorat de l­’­­An nam et du Tonkin 1883-1888) ;

Công báo hành chính Bắc Kỳ (Bulletin administratif du Tonkin 1902-1945);

Công báo hành chính Trung Kỳ (Bulletin administratif de l­’ Annam 1902 -1945);

Công báo hành chính Nam Kỳ (Bulletin administratif de la Cochinchine 1902 – 1946); 

Công báo hành chính Cam-Pu-Chia  (Bulletin administratif du Cambodge 1902 – 1952);

Công báo hành chính Lào  (Bulletin administratif du Laos 1904 -1946) v..v…

– Nhóm sách tiếng Pháp:

Niên giám Đông Dương (Annuaire de l’Indochine francaise hay Annuaire général de l’ Indochine francaise);

Niên giám thống kê Đông Dương (Annuaire statistique de l’Indochine 1913 -1948);

Bộ sách về chuyến khảo sát Đông Dương từ năm 1879 đến năm 1895 của phái đoàn do Pavie dẫn đầu (Mission Pavie 1879-1895);

Tập hợp các báo cáo ở Hội đồng Chính phủ (Rapport au conseil gouvernement):

Cuốn lưu trữ Hoàng triều An Nam và lịch sử nước An Nam (Les Archives des Empereurs d’ Annam et l’ Histoire annamite) tác giả là Paul Boudet Giám đốc Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương, sách được xuất bản năm 1942 tại Hà Nội v..v…

– Nhóm báo, tạp chí và các ấn phẩm định kì: Tạp chí Đông Dương, Tạp chí Hai thế giới, Tạp chí Thế giới Pháp, Tạp chí Con người và Thế giới, Tập san của Trường Viên Đông Bác cổ, Tập san Kinh tế Đông Dương, Tập san của Uỷ bản Châu Á thuộc Pháp, Tập san Thái Bình Dương, Tạp chí Đông Nam Á, Tạp chí Du lịch Đông Dương, Tạp san những người bạn Cố đô Huế, …

Giá trị nội dung:

Ngoài việc bổ sung thông tin cho việc nghiên cứu các hồ sơ tài liệu lưu trữ, khối tư liệu lưu trữ còn cung cấp nhiều thông tin có giá trị về kinh tế, lịch sử, văn hoá, xã hội thời kì thuộc địa ở Việt Nam và trên toàn Đông Dương.

Điều kiện khai thác

Trung tâm đã xây dựng hệ thống công cụ tra cứu tư liệu phục vụ khai thác sử dụng, trong đó nhóm sách, báo, tạp chí (S, TC) đã có phần mềm tra cứu tại Phòng Đọc. Độc giả, người nghiên cứu và các cơ quan tổ chức có nhu cầu nghiên cứu có thể tiếp cận và sử dụng khối tư liệu này tại Phòng Đọc của Trung tâm. Hàng năm, hàng nghìn cuốn tư liệu được đưa ra sử dụng tại phòng đọc và phục vụ công tác nghiên cứu của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

  1. Khối tư liệu Hán-Nôm

Số lượng:  gần 4.000 cuốn

Thành phần: gồm sách Hán Nôm và Trung văn, trong đó có một số sách tiêu biểu như :

Thánh chế văn tam tập;

Ngự chế văn tam tập;

Ngự chế thi tam tập ;

Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập;

Tự Đức ngự tuyển lịch đại thi tập;

Tự Đức thánh chế thi sử;

Bích ung anh ca hội tập;

Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca;

Khâm định nhân sự kim giám ;

Đại Nam nhất thống chí;

Đại Việt sử ký toàn thư;

Khâm định Việt sử thông giám cương mục;

Hoàng Việt Giáp Tý niên biểu;

Đại Nam thực lục (tiền biên và chính biên);

Khâm định đại bảo giám;

Quốc triều chính biên tối yếu;

Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập;

Đại Nam chính biên liệt truyện nhị tập;

Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ;

Sách Cơ mật viện lịch lị đại thần;

Ngự giá như tây ký;

Hoàng Việt dư địa chí;

Hải quốc kiến văn;

Bổ chính thiếu vi tiết yếu;

Lịch triều thống hệ;

Ngự phê đại lịch thông giám tập lãm…

Giá trị nội dung

Tư liệu lưu trữ Hán-Nôm là nguồn sử liệu có giá trị đối với công tác nghiên cứu về các chủ đề khác nhau như: văn học, lịch sử, chính trị, kinh tế, triết học, giáo dục… Đây là một nguồn tư liệu, sử liệu quí phục cho độc giả đến nghiên cứu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đồng thời nó còn bổ sung thông tin mà khối tài liệu lưu trữ Hán-Nôm không đề cập đến hay do còn bị thiếu, khuyết.

Điều kiện khai thác sử dụng

Độc giả có nhu cầu nghiên cứu có thể khai thác khối tư liệu này tại Phòng Đọc của Trung tâm.

  1. Tư liệu sách tiếng Việt

Số lượng:  5659 đầu sách

Thành phần: Khối tư liệu gồm các loại sách, báo, tạp chí về nhiều lĩnh vực : lịch sử, chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật… được xuất bản từ sau năm 1945 gồm:

credite rapide online

Các tác phẩm của các lãnh tụ và các nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế cộng sản, các nhà hoạt động cách mạng của Việt Nam và thế giới và các sách viết về cuộc đời và hoạt động của họ;

Các cuốn sách và bài viết về Đảng Cộng sản, lịch sử Đảng Cộng sản;

Các báo cáo, văn kiện Đảng (1960-1966);

Các Bộ sách dịch « Đại Nam Thực Lục chính biên », « Đại Nam nhất thống chí », « Đại Việt sử kí toàn thư » … ;

Các loại từ điển Pháp, Nga, Anh, Đức, Việt, Trung, Hán Nôm.

Điều kiện khai thác sử dụng:

Độc giả có thể khai thác sử dụng tại Phòng Đọc của Trung tâm.

(Bài viết dùng số liệu thống kê của Phòng Tin học và Công cụ tra cứu)

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I

Comparison she has a good point sites function by allowing you to compare a record of paper makers.

Liên Hệ Phòng Đọc

745099 truy cập

39 trực tuyến

Liên kết Website